Mô tả
Công dụng và Ưu điểm
Sơn sàn công nghiệp cao cấp là sản phẩm sơn cao cấp chuyên dùng cho sơn nền bê tông nhà xưởng.
Sơn sàn công nghiệp cao cấp có khả năng chống thấm nước, không thấm dầu, chịu được môi trường hóa chất, ngăn ngừa không cho các hóa chất này thẩm thấu, gây hại và ăn mòn nền bê tông nhà xưởng. Ngoài ra với khả năng chống chịu lực tốt, độ kháng mài mòn, ma sát cao cho phép xe nâng hàng hóa di chuyển trên bề mặt sau khi đã sơn. Chính vì những tính chất ưu việt trên, sơn sàn công nghiệp cao cấp thường được ứng dụng trong sơn nền bệnh viện, sơn sàn phòng mổ, sơn sàn phòng sạch, sơn sàn xưởng sản xuất thực phẩm, nhà máy dược, nhà máy hóa chất.
HƯỚNG DẪN THI CÔNG
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt
+ Đây là giai đoạn quan trọng nhất quyết định chất lượng công trình.
+ Nếu là nền bê tông cũ phải kiểm tra thật kỹ chất lượng nền, cần đặc biệt chú ý kiểm tra và dùng các hóa chất chuyên dụng để tẩy rửa dầu mỡ, các dung môi ngấm trên bề mặt nền (nếu có).
+Nếu là nền bê tông mới phải để khô và ổn định hoàn toàn sau thời gian 28 ngày. Mác bê tông dùng cho nền nhà xưởng yêu cầu tối thiểu là 250.Tiến hành mài sàn bằng cách dùng máy mài sàn công nghiệp được gắn cùng máy hút bụi mài toàn bộ bề mặt sàn. Công đoạn này nhằm tạo nhám cho bề mặt sàn giúp sàn liên kết tốt với lớp sơn sàn phía trên đồng thời loại bỏ các vết bẩn, dầu mỡ và các dị vật trên sàn.
+ Dùng sơn sàn cao cấp 2 thành phần chuyên dụng bả vá, trám trét xử lý toàn bộ các vị trí khuyết tật trên bề mặt sàn. Tại các vị trí khuyết tật lồi dùng máy mài, mài phẳng toàn bộ các vị trí này mới tiến hành bả vá. Nếu bề mặt sàn có các vết nứt yêu cầu phải dùng máy mài, mài vết nứt rồi tiến hành bả sửa. Mục đích công đoạn này là loại bỏ khuyết tật trên sàn trước khi chuyển sang công đoạn thi công sơn nền bê tông
Bước 2: Thi công sơn sàn công nghiệp
+ Trước khi thi công sơn lót cần hút bụi lại toàn bộ bề mặt sàn, vệ sinh thật sạch sẽ mặt sàn. Sau đó trộn đều hai thành phần A và B theo đúng tỉ lệ A:B = 4:1 bằng máy khuấy trộn, có thể pha thêm 5% nước sạch (nếu cần) rồi khuấy thật kĩ, tiến hành lăn bằng rulo hoặc phun đều lên bề mặt sàn 2 lớp sơn lót rồi thi công 2-3 lớp sơn phủ, mỗi lớp để khô từ 10-12 tiếng mới thi công lớp tiếp theo.
+ Trong vòng 7 ngày hệ thống sơn chưa khô hoàn toàn do đó tránh bề mặt sơn tiếp xúc với nước, dầu mỡ, hoá chất và các loại dung môi. Để đảm bảo chất lượng và tính thẩm mỹ cho công trình thì mọi thông số kỹ thuật, quy trình thi công sơn sàn công nghiệp phải được đảm bảo một cách nghiêm ngặt.
Thông tin an toàn, sức khỏe và môi trường
+ Nên làm việc trong khu vực thông thoáng, sử dụng đồ bảo hộ thích hợp khi thi công.
+ Tránh thải sơn ra môi trường, nếu sơn bị đổ nên thu gom bằng đất hoặc cát.
+ Tránh xa nguồn thực phẩm, nước uống và thức ăn gia súc.
+ Khi bị sơn dính vào mắt, lập tức rửa mắt bằng nhiều nước sạch và đến gặp bác sĩ ngay. Khi bị sơn dính vào da, lập tức rửa bằng xà phòng hoặc sản phẩm làm sạch da phù hợp với nước.
Khuyến cáo: Không thi công khi nhiệt độ môi trường dưới 10oC,thời tiết ẩm nồm, mưa bão.
+ HSD: 24 tháng (khi chưa trộn hai thành phần với nhau)